Premiership 2008/09 khép lại với biết bao dư vị đầy cảm xúc. Từ phút đổi đời của Man City, cho đến khoảnh khắc thăng trầm ở Chelsea, hay chiến tích M.U lần thứ 3 thống trị Ngoại hạng...Tất cả đã tạo nên một mùa giải khó quên.
Man City, bỗng dưng... đổi đờiTiền từ hầu bao các ông chủ Ả rập giúp Man City làm mưa làm gió trên thị trường chuyển nhượng - Ảnh: APĐội bóng thành Manchester khởi đầu mùa bóng 2008/09 với mục tiêu giống như mọi năm, tìm một chỗ đứng an toàn trên BXH Premier League. Ngay cả những fan Man "xanh" mơ mộng nhất cũng không dám nghĩ đến viễn cảnh một ngày nào đó, CLB của sẽ họ bước lên đứng ngang hàng với các đại gia, nhờ sự hậu thuẫn mạnh mẽ về mặt tiền bạc.
Tuy nhiên, cái ngày 31/8/2008 thực sự là bước ngoặt đưa lịch sử Man City sang trang. Cựu thủ tướng Thái Lan - Thaksin chính thức bán toàn bộ cổ phần cho tập đoàn Abu Dhabi United Group (ADUG) hùng mạnh đến từ Trung Đông. Bỗng chốc, từ một đội bóng hạng trung, Man "xanh" vươn vai trở thành "đại gia" giàu nhất trong làng túc cầu Thế giới.
Những ông trùm dầu mỏ coi bóng đá như mốt giải trí thời thượng, họ sẵn sàng vung tiền đầu tư, để biến đội chủ sân City of Manchester trở thành thế lực mới tại giải Ngoại hạng.
Nói là làm, Man City lập tức gây náo loạn phiên chợ chuyển nhượng bằng bản hợp đồng kỷ lục của bóng đá Anh (32 triệu bảng), chiêu mộ Robinho ngay trước mũi "gã nhà giàu" Chelsea.
Chưa hết, đến mùa đông, họ tiếp tục dốc hầu bao gần 50 triệu bảng, trải thảm đỏ mời về Bellamy, De Jong hay Given. Cho dù thi đấu chưa thực sự ổn định (kết thúc mùa giải 2008/09 ở vị trí thứ 10), nhưng BLĐ CLB tin tưởng, năm tới, Man "xanh" lột xác, nhờ những sự tăng cường nhân sự chất lượng (Barry đã đến, Tevez, Eto’o, Glen Johnson... sắp theo gót).
[b]"Chú hổ" Hull City: Hết gầm vang lại quay về rên rỉĐã có lúc, những chú hổ vùng Yorkshire cất tiếng gầm vang - Ảnh: GettyThăng hạng nhờ suất vé vớt play-off, Hull City bị các nhà cái đánh giá là CLB nhiều khả năng sẽ quay trở lại "mái nhà xưa" Championship nhất.
Tuy nhiên, đoàn quân HLV Phil Brown đã khiến giới mộ điệu đi hết từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác. Đánh bại Wigan 5 bàn không gỡ (được xem như khoảnh khắc thăng hoa nhất thời), nhưng việc hạ gục Arsenal ngay tại sào huyệt Emirates là cú sốc thực sự.
Hull City đột nhiên trở thành "hiện tượng", thắng 7/9 trận đầu tiên và ngồi chễm trệ trên tốp 3. Tuy nhiên, niềm vui của các fan "The Tigers" cũng chỉ kéo dài đến hết tháng 10. Khi Hull City bị đối thủ khác nhận diện và cảnh giác hơn, họ dần trở lại với bộ mặt thật: non nớt và thiếu kinh nghiệm.
Chỉ giành được 2 chiến thắng trong 28 vòng đấu cuối, "chú hổ vùng Yorkshire" may mắn thoát hiểm phút chót, dù thất bại 0-1 trước M.U trên sân nhà ngày hạ màn. Một lần nữa, Premiership chứng minh cho tất cả thấy tính chất khốc liệt, và những câu chuyện cổ tích gần như không thể xảy ra.
Tottenham & Chelsea: Thay tướng đổi vậnĐặt mục tiêu tốp 4, nhưng Spurs khởi đầu quá bết bát, đứng bét bảng sau 8 vòng đấu. HLV Juande Ramos bị đưa lên "đoạn đầu đài". Quyết định "trảm" tướng được thông qua và Harry Redknapp lĩnh ấn với nhiệm vụ đưa con thuyền Tottenham vượt qua bão tố.
Scolari phải khăn gói ra đi chỉ sau 7 tháng dẫn dắt Chelsea - Ảnh: APKinh nghiệm hơn 1000 trận huấn luyện ở Premiership được Redknapp phát huy triệt để. Guồng máy Tottenham dần đi vào ổn định.
Và chiến thắng đến như một lẽ tất yếu khi tập thể đã tìm được sự ăn ý, liên kết trên sân đấu. Spurs dần leo lên tốp giữa BXH, và suýt chút nữa giành suất dự Europa League nếu không thua Liverpool trong ngày cuối cùng.
Tương tự đối thủ láng giềng, Chelsea cũng có giai đoạn lâm vào tình thế hiển nghèo, dưới thời Scolari. Họ thi đấu bệ rạc, trôi dạt xuống vị trí thứ 5. Không thể làm ngơ trước sự sa sút không phanh của đội bóng con cưng, tỉ phú Abramovich quyết định phế truất "Big" Phil, và mời về người bạn Guus Hiddink.
Chỉ trong 4 thắng ngắn ngủi, chiến lược gia người Hà Lan đã làm thay đổi hẳn bộ mặt "The Blues". Dù không may mắn khi bị Barca loại ở bán kết Champions League, nhưng đoạn kết cuộc tình Hiddink & Chelsea cũng có hậu, với chiếc cúp FA giành được trên SVĐ Wembley.
Benitez bẽ bàng sau cuộc "tâm lí chiến" với Sir FergusonTrong quá khứ, HLV người Scotland được đánh giá là bậc thầy trong các cuộc tâm lí chiến. Bởi vậy, Rafa Benitez trong mùa bóng đầu tiên "tấn công" Sir Alex qua những cáo buộc, chỉ trích đồng nghiệp trong phòng họp báo đã phải đón nhận thất bại nặng nề.
Thời điểm Rafa công kích HLV M.U, Liverpool vẫn đang bay bổng trên đỉnh BXH Ngoại hạng. Tuy nhiên, sức ép do chính nhà cầm quân người Tây Ban Nha tạo ra vô hình chung đã làm hại các học trò của mình. "The Kop" bất ngờ chững lại giai đoạn giữa mùa, để rồi nhìn đối thủ dần vượt lên.
Mùa bóng càng trôi về cuối, các cuộc đăng đàn khẩu chiến giữa 2 nhà cầm quân hàng đầu càng gây sự chú ý, khi M.U & Liverpool đua tranh quyết liệt. Nhưng rốt cuộc, Benitez tỏ ra yếm thế, khi bắt đầu đưa ra những "lý sự cùn" biện minh cho thất bại của đội nhà, khiến giới mộ điệu phát ngán.
M.U viết lại lịch sử nhờ hàng thủ
Mùa bóng 2008/09 quả thực rất đáng nhớ đối với fan hâm mộ Red Devils. Đã có lúc, binh đoàn "Quỷ đỏ" hướng tới cú ăn 5 vô tiền khoáng hậu. Nhưng Sir Alex cũng biết mình biết ta, chủ động buông FA Cup để dành sức cho các mặt trận quan trọng hơn, trong đó của Premiership.
Để viết lại lịch sử (3 lần đăng quang giải Ngoại hạng liên tiếp), nhiều thời điểm M.U phải sống dựa nhờ vào hàng thủ vững chãi, đặc biệt giai đoạn giữa mùa. Đội bóng thành Manchester phá vỡ kỷ lục 11 trận sạch lưới, trong khi Van der Sar lập nên thành tích 1311 phút không cho đối phương ghi bàn.
Với 21 trận giữ trắng lưới, Van der Sar đã vượt mặt Pepe Reina (Liverpool) để giành danh hiệu Đôi găng vàng. Cho dù Ronaldo, Rooney vẫn gây ấn tượng trên hàng công, nhưng nếu không có sự chắc chắn của bộ tứ dưới hàng phòng ngự và đôi bàn tay nhựa của thủ thành Van der Sar, chưa chắc M.U đã lập nên chiến công vang dội.