Đề 1: (không rõ đề)
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A., Huế đã viết như sau: “Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà Đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng…”
Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều.
Một bạn lớp 11 PTTH Cái Bè đã viết: “…Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta, mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thuý Liều” hay còn gọi là “Đoạn Trường Thất Thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm “thất điên bát đảo” cả giới “hậu bối” chúng ta…”
Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài làm của một học sinh lớp 9: “… Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thắng cha phe nó ghê hết sức… Kết quả: sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)…”
Đề 4: Trong các tác phẩm đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao, hãy chứng minh.
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B một trường PTTH: “Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa… Trong các tác phẩm đó em thích nhất tác phẩm “Tắt đèn” của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó…”
Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: “…”Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó, ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thuý Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi…”
Đề 6:Trong “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?
Một bạn nam đã viết: “Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: “Đánh một trận giặc không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác quân ta”…”
Đề 7:Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ, điển hình như bài “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân
Bài làm của một bạn lớp 12 ở Bến Tre, viết: “… Trên đường băng Tân Sơn Nhất, một anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết… Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có một thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có…”
Đề 8 :Em cản nhận gì qua bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến :
Trả lời : " Hình ảnh sắc nét , âm thanh sống động , cho bạn cảm giác như thật "
1 câu trả lời khác : " Câu Tựa gối ôm cần lâu chẳng được. Cá đâu đớp động dưới chân bèo cho ta thấy Nguyễn Khuyến đi câu khi đang buồn ngủ, ông ngủ gật, tựa đầu vào gối. Cá thấy ông ngủ nên lại nhiều, khiến cho ông tỉnh giấc, không ngủ lâu được "
Đề 9: Anh(chị ) nghĩ gì về câu :"Ai mua trăng trăng tôi bán trăng cho" ?
Câu trả lời của 1 Học sinh lớp 12 : tác giả của câu thơ này đúng là không chịu khó tập viết chính tả. Chúng ta ai cũng thấy ông đã viết sai từ "trăn" thành "trăng". Con trăn mới đem bán chứ mặt trăng làm sao mà bán được ?
Phân tích bài thơ "thu ẩm" của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là nhà thơ tài hoa của nền văn học VN. Đọc tác phẩm “thu ẩm” của ông thì mới thấy hết tài nghệ của Nguyễn khuyến. Bài thơ là sự hài hoà giữa đất và nước , giữa thiên nhiên và tạo vật của con người . Nhà thơ vào đề bằng hình ảnh “ năm gian lều cỏ thấp le te”, có lẽ để phản ánh hiện thực kém giá trị của nhà trong ngõ, ko phải là nhà mặt tìên. Đất nhà ông tuy rộng nhưng gia cảnh thì bần hàn ko thể tả. Nhà thì chỉ là “lều cỏ”, đêm thì thắp đèn “đom đóm lập loè” ngâm thơ> nhà cửa cũng có vườn tược, ao chuồng mà sao nghèo đến thế ! Bực mình, chán đời nhà thơ vét hết số tiền công “nhuộm da trời” ra mua rượu về uống. Ông uống rất nhìêu, uống đến ẩm trời, ẩm đất, uông đến ẩm cả mùa thu, uống rời nhà thơ lại khóc . Rõ ràng đây là sự hoà hợp giữa những sản phẩm thiên nhiên, đất trời thu với hỗn hợp rượu pha nước mắt . Càng đọc kỹ tác phẩm ta càng thương nhà thơ khủng khiếp. Hỡi Sở quản lý nhà đất, hỡi những người có nhà ở mặt đường, có ai hiểu nỗi long đau khổ của thi sĩ NK ko?
Phân tích đoạn “kiều gặp Từ Hải”
Trong đoạn thơ có câu
“thiếp danh đưa đến lầu hồng”
Từ Hải nghĩ là Kiều đang ở lầu hồng. Nhưng thực ra nàng lại ở trong lầu xanh. Đây là 1 sự nhầm lẫn tai hại . Chúng ta có thể đoán Từ Hải mắc chứng…mù màu.
thật đáng tiếc cho 1 người anh hùng tài trí phi thường!
Đề: Phân tích bài thơ:
Nam Quốc Sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiêu thu
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành thang thủ bại hư
Bài làm: Bài thơ chẳnng có gì phải phân tích cả, thay vì viết sang thơ bình thường thì tác giả chảnh nên bày đặt viết thơ nôm, chứ thật ra bài thơ này viết như thế này là đầy đủ ý nghĩa không phải phân tích thêm:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận bởi sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Đề : Em hãy phân tích bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.
bài làm: Bài thơ nói lên tâm trạng của tác giả họ Hồ, ông nhớ vợ của mình và thèm ăn chè xôi nước mà vợ mình nấu đến nỗi đã tả vợ mình như cái bánh xôi nước nhằm che dấu dục vọng khi liên tưởng đến cái thân hình trắng trẻo đẫy đà của vợ, lại còn nói vợ mình hay tắm, ngày tắm ba đến bảy lần, ông rất thương vợ ở chỗ mạc dù ông thường đánh đập ra tay nặng với vợ nhưng vợ ông vẫn luôn chung thuỷ với ông mà không bỏ ông đi theo trai, như mấy đứa con gái bây giờ.....
Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này:
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...".
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" được 1 người giải thích một cách đầy "sáng tạo":
"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
đề: Phân tích bài Thúy Kiều của Nguyễn Du
Bài làm:
Biết viết gì đây để nộp bài
Mở đầu đã có chữ Nguyễn Du
Cái "đầu" kiệt quệ không còn chữ
Thôi thì viết đại mấy dòng nài .
Qua ngày hôm sau .. thầy giáo trả bài lại với lời phê
"Biết viết gì đây để nộp bài"
Ðôi dòng thầy viết đến cho ai
Rất hiểu tình em , thương em lắm
Nên gửi tặng em con ngỗng xài .
Bài văn tả cây bưởi:
Cây bưởi nhà ngọai em trồng thân yếu ớt, còi cọc, nhưng rất nhiều trái. Trái bười nhỏ y như cây bưởi, nhưng rất chua, thân cây đầy gai, nên em không thể leo cây hái được. Lá cây bưởi xì xào trong gió như nói với em là bạn đừng ăn thịt tôi(chắc nhân hóa). Nhưng em không thèm đâu, vì em thích trái mận hơn. Tuy em cũng thích ăn bưởi, nhưng em ghét nó vô cùng vì nó gai tùm lum(??), lá nó rụng nhiều nên mỗi lần về ngọai, mẹ đều bắt em quét lá. Em nghĩ sau này em lớn em sẽ xin ngọai chặt bỏ cây bưởi ích kỷ đó( vô ích?)và em sẽ trồng thật nhiều mận...(Bắt đầu tả về mận cả trang giấy sau)